6 tháng 5, 2011

“Chất Xanh” Và “Chất Xám” Từ Người Việt Ở Nước Ngoài

Nếu tính toán một cách sát thực tế từ lượng kiều hối về nước hàng năm, ước tính số tiền gửi phản ảnh 10%-15% tiền kiếm được, thì thu nhập tổng cộng của khối người Việt ở nước ngoài có thể lên tới 50 tỷ USD, ở mức cao đạt bằng 50% tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam.

Cần một "Hội nghị Diên Hồng" để toàn
dân góp ý cho việc phát triển
đất nước trong 10-20 năm tới?
Đo tổng sản phẩm toàn cầu, thấy tiềm lực người Việt

Nhân dịp 30/4 năm nay, lúc tâm tư nhiều người cũng tạm trầm lắng đôi chút để suy nghĩ chuyện gần xa vượt khỏi các hình ảnh du lịch của kỳ nghỉ lễ dài, đặt lại chuyện đoàn kết dân tộc trên một khía cạnh mới khác hẳn. Đó là dựa trên "lý", dựa vào tiềm năng hùng mạnh của một khối "Người Việt Toàn Cầu" mà từ trong hay ngoài nước bất cứ một con dân Việt nào có suy nghĩ phải hãnh diện vì thực thể lớn mạnh đó vượt tầm mức của cả một quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới, vì ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ nhiều hơn với tổ quốc.

Trong thời kỳ toàn cầu hoá, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, rất cần có sự huy động sức mạnh tổng hợp. Những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Do Thái đã rất thành công khi quy tụ được sức mạnh của các cộng đồng kiều bào vào nỗ lực phát triển xứ sở họ.

Với Việt Nam, cần chăng sự có mặt của khối người Việt ở hải ngoại trong thời hội nhập và xét đến tiềm năng của một "Việt Nam Toàn Cầu"? Trong ý nghĩ này, chúng ta thử xét đến một khái niệm mới, TỔNG SẢN PHẨM TOÀN CẦU hay Gross Global Product (GGP), và áp dụng cho Việt Nam hay các cộng đồng dân cư thế giới nêu trên.

Trong hai năm 2001-2002, lượng tiền của người Việt chuyển về nước đạt bình quân 2 tỷ USD; tăng nhanh lên 3 tỷ USD trong hai năm 2003-2004 rồi vọt lên 5 tỷ vào các năm 2006-2007 và bình quân là 7 tỷ vào ba năm 2008-2010 do số người đi xuất khẩu lao động cũng tăng rất nhanh. Tổng cộng có thể lên tới trên 40 tỷ USD trong hai thập niên vừa qua, vượt xa tổng vốn FDI thực hiện và vốn ODA giải ngân trong cùng thời gian.

Con đường chuyển về nhiều nhất vẫn là chính thức, qua các ngân hàng, nhưng thật sự lượng tiền gửi về còn lớn hơn do số tiền mang về trực tiếp trong những lần họ về du lịch hay thăm nhà, thay vì chỉ gửi qua ngân hàng.

Một thực tế là trong khi Việt Nam nói nhiều đến đầu tư nước ngoài và dành nhiều công sức để thu hút thì nguồn lực dồi dào từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài lại chưa được đánh giá đúng tiềm năng để có chính sách thích ứng. Con số tiền gửi hàng năm mặc dù lớn lao chỉ thật sự phản ánh một phần nhỏ tiềm lực của họ.
Lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại, 2001-2010 (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Niên giám thống kê và ước tính cho 2009-2010

Xu thế toàn cầu hoá về sức mạnh cộng đồng

Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, sâu rộng như hiện nay, công nghệ mới xuất hiện, khoảng cách được rút ngắn lại, yếu tố địa lý trong kinh doanh giảm dần ý nghĩa, tính liên kết tăng lên mạnh mẽ đã dẫn đến tính "mạng" trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng.

Ngày nay có một xu thế là khi người ta nói đến nền kinh tế Trung Quốc thường không chỉ giới hạn trong đại lục mà cả một cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới. Đúng như John Naisbitt nhận định "Nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩ Đài Loan và Hồng Kông là một bộ phận của Trung Quốc. Giờ chúng ta phải mở rộng ranh giới của một Trung Quốc rộng lớn hơn để bao gồm cả những người gốc Hoa sinh sống ở Singapore, Nam Dương, Mã Lai..., đầu não của mạng lưới này là số đông các tỷ phú tự lập như Liem Sioe Liong, Robert Kuok, Dhanin Chearavanont...".

Trung Quốc cũng đang thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của Hoa kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư và lấy chính những Hoa kiều làm cầu nối để đưa hàng hoá xâm nhập thị trường quốc tế.

Charles Zhang, tốt nghiệp khoa Vật lý Viện Công nghệ Massachusetts, tiên đoán: "Nếu hôm nay chúng ta nhìn lại 100 năm phát triển qua, chúng ta có thể thấy thời kỳ này tương tự như thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu hay Minh Trị ở Nhật Bản".

Chính phủ họ đã tiếp đãi trọng thể các học giả và đã xây dựng hơn 70 công viên kinh doanh cho họ làm việc. Một trong số đó là công viên Zhongguancun, gần Bắc Kinh, được biết đến như Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Các học giả này khi quay trở lại Trung Quốc làm việc có thể được miễn thuế thu nhập, có không gian thuận lợi làm việc, được cấp tín dụng cũng như có thể cố vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương.

Thu nhập của người Việt ở nước ngoài là bao nhiêu?

Khó có thể ước tính lợi tức (hay thu nhập) của 3 triệu người cư trú thường xuyên và 500.000 người Việt sang làm việc tạm thời ở các nước. Tuy nhiên, nếu dựa trên lý luận là đa số đồng bào gốc Việt ở nước ngoài đang cư trú ở các nước có đời sống cao như Bắc Mỹ và Tây Âu, tạm dùng con số thu nhập mỗi năm là 5.000 USD một đầu người, thì 3,5 triệu người Việt ở hải ngoại có thu nhập hàng năm là 16,5 tỷ USD, con số ước tính này có vẻ quá nhỏ và thiếu chính xác.

Vì con số thu nhập tổng cộng 16,5 tỷ USD này không tương xứng với số tiền gửi chính thức về quê hương hàng năm bây giờ là 7-8 tỷ USD (mức trung bình trong mấy năm gần đây nhất), tức là mức gửi lên tới một nửa của thu nhập ước tính trên từ bên ngoài; con số gửi về này quá cao so với tiền tiết kiệm bình thường bên đời sống Âu Mỹ.

Nếu tính toán một cách sát thực tế hơn, cho là số tiền gửi phản ảnh 10-15% tiền kiếm được, thì thu nhập tổng cộng của khối người Việt hải ngoại có thể lên tới 50 tỷ USD, ở mức cao đạt bằng 50% tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam (ước tính ở mức 100 tỷ USD hiện nay), và gửi về nhà độ 7-8 tỷ USD như con số chính thức.

Đây là một con số đáng kể cho một cộng đồng di dân mới thuộc về thế hệ thứ nhất và thứ hai.

Từ GDP đến GGP

Nếu chúng ta thử đề nghị một định nghĩa mới cho hệ thống kế toán tài khoản quốc gia là Tổng Sản Phẩm Toàn Cầu của một nước (Gross Global Product-GGP) cho Việt Nam, Israel, Ấn Độ hay Trung Quốc là những nước có nhiều di dân ở ngoài lãnh thổ quốc gia, thì chúng ta sẽ có 3 định nghĩa sau đây về tổng sản phẩm cho một nước, thí dụ là Việt Nam:

- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product-GNP): Tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam sản xuất bất kể trên lãnh thổ quốc gia mình hay ở các nước khác.

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product--GDP): tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ người dân của Việt Nam hay của dân nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

- Tổng sản phẩm toàn cầu (Gross Global Product-GGP): tổng giá trị gia tăng của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam hay người dân của nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, hay do các kiều bào gốc Việt sản xuất trên lãnh thổ các nước khác.

Nếu tính như vậy thì trong khi tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam là 100 tỷ USD cho 87 triệu người Việt trên lãnh thổ quốc gia vào năm 2010, tổng sản phẩm toàn cầu của Việt Nam sẽ là 150 tỷ USD cho trên 90 triệu người Việt ở cả trong và ngoài nước.

Chất xanh và chất xám

Nhưng câu chuyện không chỉ ngưng ở đó. Tiềm năng của người Việt ở ngoài nước còn lớn hơn đóng góp "chất đô la xanh" cho GGP của Việt Nam rất nhiều, đó còn là sự đóng góp quan trọng về "chất xám". Nhất là với xu hướng hiện tại của mấy trăm ngàn người Việt về thăm nước hàng năm, và hàng chục ngàn người Việt sang làm việc, du lịch hay đầu tư ở nước ngoài, thêm vào con số mấy chục ngàn học sinh sinh viên du học hàng năm và ở lại thực tập lấy kinh nghiệm hay định cư lâu dài hơn bên ngoài.

Trình độ giáo dục cao, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng quản lý, tiếp xúc với công nghệ mới... là nguồn tài nguyên, kiến thức rất lớn đối với một quốc gia. Thành phần đội ngũ đáng kể nhất là khối đông doanh nhân và chuyên viên trung niên ở tuổi 40-55 và giới chuyên viên mọi ngành, nhất là nhóm kỹ thuật gia trẻ, lứa tuổi 25-40 đang có mặt trong nhiều hãng xưởng ở trên 150 nuớc trên thế giới. Họ là những người có thu nhập cao nhất và là khối đông thầm lặng có trọng lượng trong cộng đồng hải ngoại và cũng giữ tiềm năng lớn với các đóng góp tương lai cho một Việt Nam rộng mở hơn ra bên ngoài, thí dụ trong 10-20 năm nữa.

Điển hình của thành công về kỹ thuật là sự có mặt quan trọng của giới chuyên viên gốc Việt ờ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học Pháp, ở khu Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley bên San Jose, Hoa kỳ, hay trong các hãng tài chính lớn ở khu tài chính quốc tế Wall Street.

Trong tương lai gần, họ có thể đóng góp lớn cho Việt Nam trong ba địa hạt quan trọng: công nghiệp, công nghệ thông tin (vốn được coi là một mũi nhọn phát triển) và kinh tế tài chính. Họ cũng đã và sẽ góp phần vào việc phát triển lành mạnh môi trường bất động sản ở nhà.

Ngoài ra, họ còn là các đại diện thương mại hữu hiệu để xâm nhập thị trường quốc tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nếu kêu gọi được sự cộng tác của những người gốc Việt ở nước ngoài thì cộng đồng này sẽ là phương tiện hiệu quả nhất để gia tăng phát triển thương mại cho Việt Nam.

Thật vậy khó ai trong 5-10 năm có thể huấn luyện hay gửi ra ngoài một nhóm đại diện thưong mại cả mấy trăm ngàn người sinh sống trên hơn 150 nước với khà năng ngôn ngữ thông thạo cũng như quen thuộc với tập tục văn hóa của từng xứ.

Ngược lại cho một số đông người Việt trung niên hay cao niên muốn quay về xứ hồi hưu hay làm việc tiếp, sẽ có thêm cơ hội phát triển các cộng đồng cư dân "tuổi hưu" và góp phần phát triển trong nhiều lãnh vực.

Ở hải ngoại, người Việt thường tự tin là họ có thể đóng góp ý kiến cho việc kiện toàn một hệ thống pháp luật, tổ chức một xã hội công dân hoàn thiện, cho một chính sách ngoại giao hay giáo dục mới, một chính sách y tế công cộng hiệu quả, ngoài việc chính là góp phần đem về kinh nghiệm của một nền công nghệ tiền tiến.

Phải chăng thời điểm này là giây phút thách đố cho cả hai bên? Ngoài nước bắt tay vào các việc sửa soạn trên. Trong nước, cảm nhận và tâm tư của người dân cũng đã được thể hiện trên nhiều diễn đàn.

Như vậy, quả bóng hiện nằm trên sân của giới hữu trách lo về chính sách đoàn kết quốc gia và cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cần sửa soạn ngay các chiến lược trên tầng quy mô lớn hơn là các hoạt động đón Tết, trại hè sinh viên học sinh, hay đơn giản chỉ là các thủ tục dễ dàng cho việc mua nhà với sổ đỏ (dù thật sự hiện vẫn chưa được áp dụng rõ ràng thông thoáng), hay chỉ là các thủ tục xuất nhập cảnh như để khuyến khích... du lịch!

Phải chăng đã đến lúc cần có hẳn một Bộ trong Chính phủ lo về các chuyện này và bắt đầu bằng một 'Hội nghị Diên Hồng' thật sự để toàn dân góp ý cho việc phát triển đất nước trong 10-20 năm tới?

Và sau cùng, đã quan niệm được sự đóng góp như trên của mọi người gốc Việt trên thế giới, Việt Nam sẽ không cần lo ngại đến hiện tượng "chảy máu chất xám" (brain drain) vẫn được bàn đến mỗi lần nói đến con số lớn sinh viên Việt Nam du học hàng năm chưa trở về quê hương ngay sau khi học xong. Vì họ vẫn tiếp tục đóng góp vào Tổng sản phẩm toàn cầu (GGP) của Việt Nam hiện có thể tạm ước tính đạt tới 150 tỷ USD

Tất nhiên sẽ cần các tính toán GDP khác chính xác hơn, nhưng tầm quan trọng và vai trò quốc tế của một khối "Người Việt Toàn Cầu" khó có thể phủ nhận nếu được nhìn nhận đúng.

"Nhớ lại vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, số kiều hối ít ỏi chỉ khoảng 1 tỷ USD gửi về nước không chỉ giúp cho một bộ phận người dân thoát khỏi khó khăn mà còn tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu đổi mới. Từ đó đến nay, những cải tiến về chính sách liên quan đến dòng tiền này đã kích thích kiều hối liên tục tăng trưởng...

... Thử làm một bài toán đơn giản. Một trong những nguồn thu quan trọng của chúng ta là xuất khẩu. Theo cách tính của các doanh nghiệp xuất khẩu ngành may thì họ phải bỏ ra 100 USD mới có được 1 USD lợi nhuận. Còn nếu tính theo tỷ suất lợi nhuận trung bình lý tưởng nhất là 10%, để có được khoản "lãi ròng" 6,3 tỷ USD, như kiều hối năm 2009, thì phải cần nguồn vốn đầu tư lên đến 63 tỷ USD, nghĩa là tương đương hai phần ba GDP của chúng ta hiện nay!

Như vậy mới thấy nguồn tiền kiều hối có sức nặng thế nào đối với sự phát triển của kinh tế đất nước. Có thể nói, trong những năm qua nguồn tiền này đã bù đắp gần 50% thâm hụt cán cân thương mại, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc huy động vốn cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, nhất là vốn ODA vay dài hạn mà con cháu chúng ta phải trả sau này. Và cũng không kém quan trọng là kiều hối đã trực tiếp giúp nhiều gia đình có điều kiện vượt khó, làm giảm mức nghèo đói ở nông thôn bởi phần lớn người đi lao động nước ngoài xuất phát từ đây.

Thế mà lâu nay chúng ta vẫn khá thụ động trước "mỏ vàng kiều hối", có được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Một vài cải tiến như bãi bỏ thuế, không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về, cho thân nhân trong nước nhận tiền bằng ngoại tệ và không bắt buộc phải bán lại cho ngân hàng mà chúng ta gọi là tháo gỡ, chẳng qua cũng là chuyện rất bình thường, nhất là trong tình hình nền kinh tế đô la hoá, không có chủ trương kết hối các nguồn ngoại tệ như hiện nay.

Chính sách tích cực hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều lượng kiều hối từ khắp nơi trên thế giới không chỉ dừng lại ở chừng ấy biện pháp. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho chúng ta một bài học quý giá.

Khi quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ còn lạnh nhạt, 20 triệu người Ấn ở nước ngoài, với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gửi về quê 4 tỷ USD. Nhưng từ khi chính phủ Ấn Độ nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp cải thiện mối quan hệ với người Ấn xa xứ, lượng kiều hối đã tăng lên nhanh chóng cùng với sự trở về nước kinh doanh của Ấn kiều: 11 tỷ USD năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005 và tăng đến gần 28 tỷ USD vào năm 2007. Đó là chưa kể, từ năm 2005 Ấn kiều cũng đã gửi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các ngân hàng Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn này, bằng 23% dự trữ ngoại tệ của Ấn Độ, đã giúp cân bằng cán cân thương mại đồng thời ngăn chặn lạm phát hiệu quả.

Ở nước ta, các thống kê cho thấy lượng tiền kiều hối trở lại hệ thống ngân hàng chỉ 10%, một con số quá thấp mà đúng ra Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đồng ngoại tệ quý báu này để tăng thêm dự trữ quốc gia, có điều kiện chủ động trong biện pháp điều hành tiền tệ, đồng thời hạn chế các tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội như buôn lậu, đầu cơ, làm giá...

Tại sao lại không nghĩ đến việc huy động những "đồng tiền ngọt ngào" này vào ngân hàng với lãi suất ưu đãi hoặc cho các khoản kiều hối được chuyển đổi với tỷ giá cao hơn giá thị trường, bởi đây là những khoản tiền nền kinh tế có được mà không phải mất một khoản đầu tư nào. Và trên tất cả là những chính sách thông thoáng hơn nữa của chính phủ liên quan đến "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc". (Trần Trọng Thức)
Tác giả: TS Phạm Đố Chí
Nguồn: VEF.VN

4 tháng 5, 2011

Có Bao Nhiêu Sữa Tươi Trong Hộp "Sữa Tươi"?

Sự lập lờ thông tin đi kèm với các chiến dịch quảng cáo truyền thông rầm rộ thời gian qua rằng sữa tươi có rất nhiều chất tốt cho sức khoẻ trẻ em của các nhà sản xuất đã khiến người tiêu dùng có tâm lý tin tưởng, coi đây là mặt hàng tốt hơn cả và là sự lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm sữa nước.
Mô hình quá trình chế biến sữa tươi (nguồn VEF)
Tổng nguồn cung sữa bò tươi trong nước mới đáp ứng khoảng 22% tổng sản lượng sữa nước mà các doanh nghiệp cung ứng ra thị trường nhưng gần như tuyệt đối sản phẩm sữa nước hiện được nhà sản xuất quảng cáo là sữa tươi.

Nhập nhèm tên gọi, lập lờ thông tin khiến người tiêu dùng bình thường khó phân biệt và nhầm lẫn trong lựa chọn đã đành, góp thêm vào đó là việc né tránh công bố tỷ lệ phần trăm các nguyên liệu thành phần của nhà sản xuất khiến ngay cả những người am hiểu trong lĩnh vực tiêu dùng cũng không biết đâu mà lần.

Có quan điểm chỉ tiêu dùng những thực phẩm đã được thẩm định là tốt, bổ, còn những loại ăn ngon miệng mà biết không tốt cho sức khoẻ thì nhất định không dùng, vậy mà chị Thái Mai - phóng viên một tờ báo tại Hà Nội vừa qua cũng phải rút kinh nghiệm vì sự lựa chọn cảm tính của mình.

Chuyện bắt đầu từ vài tuần trước, khi ghé qua một cửa hàng sữa gần nhà, thấy có loại đóng túi nhỏ tiện dụng, bên ngoài ghi là "sữa tiệt trùng có đường" của một hãng tên tuổi trong nước, chị làm luôn vài bịch. Cứ đinh ninh đây là sữa tươi uống liền, ngờ đâu về nhà soi kỹ lại thành phần mới thấy có cả nguyên liệu là sữa bột.

Là người có kiến thức tiêu dùng sản phẩm sữa nên chị tỏ ra khá bức xúc: "Nếu có thành phần là sữa bột thì nhà sản xuất phải ghi nhãn là "sữa hoàn nguyên". Đằng này chỉ ghi là "tiệt trùng" khiến mình có cảm nhận là đang mua sữa tươi. Nếu biết trước thế này đã không mất tiền oan".

Hay bác Trần Thị Nguyên, một người nội trợ 58 tuổi ở phố Xã Đàn, quận Đống Đa kể, một lần mua sữa ở đại lý lớn trên đường Tôn Đức Thắng, nhân tiện bác thắc mắc với nhân viên bán hàng rằng "không hiểu thế nào là sữa tươi tiệt trùng, sữa thanh trùng hay sữa hoàn nguyên?" thì thật thất vọng khi cô nhân viên trả lời gọn lỏn: "cháu không biết!".

"Người bán sản phẩm cũng còn nói vậy thì người mua biết trông cậy vào đâu?" - bác than vãn.

Tại một buổi toạ đàm về thị trường sữa nước hồi năm ngoái, một đại diện đến từ Hội Bảo vệ Người Tiêu dùng còn đứng lên hỏi thẳng các nhà sản xuất rằng quy định ghi nhãn hàng hoá yêu cầu nhà sản xuất phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của các thành phần trong sản phẩm, tại sao trên một số loại sữa nước, nhà sản xuất lại né tránh việc này, khiến người tiêu dùng không phân biệt được sản phẩm là "sữa tươi" hay "có phần trăm sữa tươi", dẫn đến nhầm lẫn, ngộ nhận?

Câu trả lời ngay sau đó của Giám đốc điều hành một doanh nghiệp sữa lớn ở Việt Nam vin vào thứ nhất, diện tích bao bì trên hộp/túi sữa rất nhỏ, không thể ghi toàn bộ tất cả những gì muốn ghi. Bắt buộc nhà sản xuất chỉ ghi những gì cần thiết nhất, bổ ích nhất, có giá trị nhất và đơn giản nhất (?!); thứ hai thông thường bao bì sản phẩm được nhà sản xuất đặt làm từ nước ngoài trước đó 3-4 tháng, mà nguồn cung nguyên liệu sữa tươi trong nước phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ nên việc ghi rõ tỷ lệ phần trăm thành phần cố định lên sản phẩm là bất khả thi - rõ ràng sự là bao biện, thiếu thuyết phục.

Bà Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương trong hội thảo Hiện trạng sữa với người tiêu dùng VN, tổ chức hôm 27/4 tại Hà Nội vẫn liệt kê khá nhiều vấn đề nổi cộm trong sản xuất và kinh doanh sữa trên thị trường.

Bao gồm quảng cáo trong sữa dễ gây nhầm lẫn với lý do bổ sung vi chất, vi lượng vào sữa, làm đội giá sản phẩm nhưng thực chất có các vi chất, vi lượng này hay không, tác dụng như quảng cáo hay không thì ngay cả các cơ quan chức năng cũng bó tay; vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất kinh doanh sữa cũng rất đáng lo ngại bởi khi uống rất khó biết sản phẩm có đảm bảo an toàn, vệ sinh hay không. Trong khi khâu sản xuất sữa từ sức khoẻ của con bò, chăn nuôi đến chế biến, phân phối tách rời, thủ công, khó kiểm soát.

Đặc biệt, thành phần ghi trên bao bì sữa tươi còn mập mờ, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho đa số người tiêu dùng. "Nguồn cung sữa tươi trong nước chỉ chiếm khoảng 20% nhu cầu thị trường. Phần lớn trong số này được đưa vào sản xuất sữa tươi. Chỉ có mỗi Công ty Vinamilk có dây chuyền sản xuất từ sữa tươi ra sữa bột nhưng số lượng không đáng kể. Mặc dù vậy sữa tươi vẫn tràn ngập thị trường" - bà Nga nói.

Còn báo cáo quy hoạch sữa của Bộ Công Thương năm 2010 lại chỉ ra, tổng sản lượng sữa bò cả nước từ năm 2008 đến nay hầu như chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng sản lượng sữa nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Đơn cử, năm 2010, tổng sản lượng sữa bò cả nước ước đạt khoảng 276.000 lít nhưng tổng sản lượng sữa nước được sản xuất có thể lên tới 479.000 lít.

Như vậy hiểu một cách máy móc, 203.000 lít sữa nước (chiếm 42%) được sản xuất trong năm 2010 không có nguồn từ sữa bò tươi. Để khoả lấp sự thiếu hụt này, doanh nghiệp tất yếu phải sử dụng một lượng không nhỏ sữa bột khô để làm nguyên liệu chính trong sản xuất sữa nước. Mà theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, sản phẩm sữa nước được chế biến từ việc pha trộn giữa nguyên liệu sữa bột với chất béo và sữa các loại khác thì phải gọi là sữa hoàn nguyên.

Thế nhưng, theo bà Vũ Thị Bạch Nga, trong nhiều lần khảo sát thị trường của mình, bà chưa bắt gặp được một sản phẩm của một nhà sản xuất nào có đề mác là "sữa hoàn nguyên". Ngược lại, lâu nay, từ chủng loại, nhãn mác sản phẩm đến các chiến dịch truyền thông quảng bá, PR, doanh nghiệp đều nhắm vào hai chữ "sữa tươi" để dỗ ngọt người tiêu dùng.

Nhiều chuyên gia phân tích, hiện tượng cố tình ghi nhãn mác mập mờ của một số doanh nghiệp chẳng qua là cách không tự đi làm khó mình. Ví dụ việc ghi thành phần chỉ chung chung là nước, sữa tươi, sữa bột, đường... sẽ dễ dàng và có lợi hơn nhiều việc ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm. Bởi 1% với 10% sữa tươi là rất khác nhau.

Hơn nữa, sự lập lờ thông tin đi kèm với các chiến dịch quảng cáo truyền thông rầm rộ thời gian qua rằng sữa tươi có rất nhiều chất tốt cho sức khoẻ trẻ em của các nhà sản xuất đã khiến người tiêu dùng có tâm lý tin tưởng, coi đây là mặt hàng tốt hơn cả và là sự lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm sữa nước.

Theo giới chuyên môn, thực tế chưa hề có nghiên cứu nào khẳng định sữa hoàn nguyên không tốt bằng sữa tươi. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, sữa hoàn nguyên còn có độ đạm, độ béo cao hơn hẳn sữa tươi. Đó cũng là một lý do mà lãnh đạo một doanh nghiệp sữa ở Hà Nội kiến nghị, cần phải xét xét, đánh giá sự tương đồng nhau về mặt cung cấp chất dinh dưỡng giữa sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên tiệt trùng.

Nhưng khoan bàn đến việc sữa nào tốt hơn, vấn đề cốt yếu hiện nay, người tiêu dùng chỉ mong có được các thông tin, chỉ dẫn rõ ràng, minh bạch, chính xác và đầy đủ để tự họ, bằng nhu cầu và khả năng của mình có thể chọn được những sản phẩm phù hợp.

"Thông tin trong lĩnh vực sữa nước hiện nay rất nhiễu và thiếu. Nhiều nơi cứ hô hào rằng hãy là người tiêu dùng thông minh, khôn ngoan, nhưng thông mình và khôn ngoan ở đâu khi chúng ta không có đủ thông tin? Nếu nhà nước chưa nâng cao hơn nữa vai trò quản lý, giám sát của mình thì không biết đến bao giờ người tiêu dùng mới hết thiệt thòi và người chăn nuôi mới hết bị ép giá, bị lấy ra làm bình phong để doanh nghiệp đứng lên kinh doanh "sữa tươi" từ nguyên liệu "sữa bột" - bà Lê Thị Phi Vân - Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ NN&PTNT từng chia sẻ.

Tăng trưởng doanh thu trung bình trên thị trường sữa nói chung ở nước ta được đánh giá rất tốt, ở mức 18%/năm. Hiện tại VN có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất sữa (tăng gấp 3 lần so với cách đây 10 năm) với gần 300 nhãn mác, chủng loại khác nhau.

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa nói chung sẽ còn tiếp tục gia tăng khi mức tiêu thụ sữa trung bình trên đầu người ở VN vẫn còn đứng ở mức thấp, hơn 15,3 lít sữa/người/năm, so với mức trung bình của thế giới là 103 lít/người/năm. Hiện mới chỉ có trên 10% người tiêu dùng, chủ yếu ở các đô thị lớn được sử dụng sữa thường xuyên. Vùng sâu xa, nông thôn ít có điều kiện tiếp cận các sản phẩm sữa chủ yếu do giá thành tương đối cao.

(Bà Vũ Thị Bạch Nga)

Tiêu chuẩn Việt Nam

Sữa tươi thanh trùng: Sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu, đã qua quá trình xử lý ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (ít nhất là 71,7 độ C trong 15 giây) hoặc sử dụng sự kết hợp khác nhau về thời gian và nhiệt độ để nhận được hiệu quả tương đương (TCVN 5860 :2007).

Sữa tươi tiệt trùng: Sản phẩm được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu, có hoặc không bổ sung phụ gia và qua xử lý ở nhiệt độ cao. Để chuẩn hoá nguyên liệu, cho phép bổ sung sữa bột và/hoặc chất béo sữa nhưng không quá 1% tính theo khối lượng của sữa tươi nguyên liệu (TCVN 7028: 2002)

Sữa hoàn nguyên tiệt trùng: Sản phẩm sữa được chế biến bằng cách pha trộn từ nguyên liệu sữa bột và chất béo sữa các loại, nước, có hoặc không bổ sung phụ liệu, qua xử lý nhiệt độ cao (TCVN 7029 : 2002)
Nguồn: VEF

25 tháng 4, 2011

Thương Vụ M&A Công Ty Tư Nhân Lớn Nhất Tại Việt Nam

Một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong tháng này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào tương lai của thị trường Việt Nam, với dân số trẻ đang tăng trưởng và thu nhập cá nhân ngày càng được nâng lên, hãng tin AFP nhận định.

Triển vọng thị trường Việt Nam vẫn tỏ ra sáng sủa.
Hôm 13/4 vừa qua, quỹ đầu tư Mỹ Kohlberg Kravis Roberts (KKR) loan báo quyết định mua lại 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, một nhà sản xuất nước mắm hàng đầu tại Việt Nam.

KKR hiện đang quản lý lượng tài sản trị giá khoảng 61 tỷ USD trên toàn cầu. Việc mua cổ phần của Masan là thương vụ đầu tiên của quỹ đầu tư này tại Việt Nam.

Theo đó, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sẽ phát hành 14 triệu cổ phần phổ thông cho Kohlberg Kravis Roberts, nghĩa là sở hữu của Masan Group trong Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sẽ giảm xuống còn 78%. Với trị giá 159 triệu USD, đây là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Năm tài chính 2010, doanh thu của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đạt 5.690 tỷ đồng (272 triệu USD). Hai năm qua, Masan Group đã huy động được 500 triệu USD từ những tên tuổi uy tín như Mount Kellett, Orchid Fund...

KKR tin tưởng vào sức vươn lên của thị trường Việt Nam, phát ngôn viên Ming Lu của KKR cho biết. "Trong suốt thập niên trước, đất nước Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể về kinh tế, cải cách cơ cấu và nâng cao rõ rệt mức sống của người dân", ông này nói.

Với tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 7,1% trong giai đoạn từ 1990 tới 2009, dân số 87 triệu người của Việt Nam, trong đó khoảng một nửa dưới 30 tuổi, hiện là một lực lượng người tiêu dùng "mạnh mẽ", ông Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Mỹ ở Hà Nội, nhận định.

"Ngày nay, khi đi bộ trên đường phố, tôi vẫn bị sốc khi nhìn thấy một đứa trẻ người Việt chừng 10 tuổi đầu đội mũ Gucci với một chiếc máy nghe nhạc iPod trên tay", ông nói với AFP. Theo ông, nhu cầu tiêu thụ của người Việt hiện tăng vọt, sau vài thập niên với hàng hóa kém chất lượng, giá cao và ít sự chọn lựa.

Các cửa hiệu hàng xa xỉ, điện thoại di động BlackBerry hay xe hơi hiệu BMW ngày càng trở nên bình thường như những tấm băng rôn màu đỏ tươi hay tiếng loa phóng thanh trên các đường phố Hà Nội.

AFP cũng cho rằng, sau hai thập niên tăng trưởng mạnh mẽ, hiện kinh tế Việt Nam cũng có nhiều điều bất cập, như chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nhập siêu lớn và tiền đồng suy yếu. Mới đây, tổ chức định mức tín nhiệm Moody's còn lên tiếng cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể đương đầu với áp lực lớn, nếu dự trữ ngoại hối tiêp tục giảm.

Tuy vậy, Moody’s vẫn công nhận rằng trong dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn "tốt và đều đặn". Theo ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Pháp Credit Agricole CIB, "giới đầu tư dài hạn vào Việt Nam tin rằng, các khó khăn kinh tế vĩ mô chỉ tạm thời, trong lúc tiềm năng của Việt Nam rất vững chắc".

Với tình hình vừa lạc quan vừa dè dặt như trên, một số nhà phân tích cho rằng, việc một quỹ đầu tư lớn như KKR tin tưởng vào triển vọng của Việt Nam, sẽ có tác động lôi cuốn đối với các nhà đầu tư khác.

"Thương vụ của KKR chắc chắn sẽ khiến một số nhà đầu tư nghĩ khác", Dan Hallett, quan chức thuộc tổ chức đầu tư HighView Financial Group, nói.
Nguồn: VnEconomy

22 tháng 4, 2011

Phim Quảng Cáo : “Dụ” Trẻ Con, “Dụ Người Lớn"...

Trên trang WTT từng có cả một bộ sưu tập các phim quảng cáo được “up” lên để đáp ứng nhu cầu “download” dòng phim này để phục vụ… bọn trẻ con!

Ảnh minh họa.
Ai đó đã nói rằng: “Quảng cáo ở Việt Nam ngoài tác dụng quảng bá thương hiệu, lôi kéo sự chú ý của khách hàng thì còn có tác dụng là dỗ trẻ con nín khóc”! Nói thế cho vui, nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng, ở Việt Nam, phim quảng cáo có một vị trí thật đặc biệt. Trong các “thể loại phim” có mặt ở Việt Nam, phim quảng cáo là thể loại non trẻ nhất, tuy nhiên lại là thể loại “hùng mạnh” nhất.

Có thể nói không ngoa rằng, có những đạo diễn chỉ làm phim nhựa và có những quay phim chỉ quay phim truyền hình…, thế nhưng ở Việt Nam hầu như chẳng có đạo diễn tên tuổi nào, quay phim danh tiếng nào và cả những nhạc sĩ nổi danh trên thị trường nào, lại không từng “đầu quân” cho phim quảng cáo.

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi bắt gặp một đạo diễn mà tên tuổi ngời ngời ở các LHP nghệ thuật quốc tế, lại đang chỉ đạo ê-kíp quay đoạn phim quảng cáo cho một sản phẩm công nghệ cao, cũng như không có gì bất ngờ khi một nhạc sĩ tên tuổi cho biết thù lao cao nhất nhận được khi sáng tác là bản nhạc… 30 giây cho phim quảng cáo! Làng nghệ Việt Nam đã có một thời nhà nhà sống nhờ làm phim quảng cáo.

Thời oanh liệt

Đến nay, mức kinh phí được cho là “khủng” nhất của một phim quảng cáo phát trên truyền hình (TVC) do người Việt tham gia sản xuất vẫn là clip quảng cáo Tiger Quest của hãng bia Tiger: 1 triệu USD, chính xác là 978 ngàn đô. Tiger Quest được sản xuất vào năm 2001 bởi đội ngũ làm ý tưởng gồm có 7 người châu Á, trong đó có 2 người Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Linda Locke, vị nữ giám đốc sáng tạo của Leo Burnett tại Singapore.

Vụ khủng bố kinh hoàng 11/9 nhằm vào nước Mỹ cũng chính là cái chốt của quả bom ý tưởng cho việc xây dựng hình ảnh của Tiger Beer tại châu Á của nhóm. Sau khi gửi cho nhau những tin nhắn về sự việc đang được các kênh truyền hình lớn nhất thế giới phát đi, 7 người họ đã ra Vũng Tàu “nghỉ mát” để cùng nhau tạo ra một cơn bão ý tưởng (brain storming).

Sau gần một tuần làm việc căng thẳng ở nơi nghỉ dưỡng, câu chuyện “tinh thần mới cho đàn ông châu Á hiện đại” ra đời và bộ phim Tiger Quest đã được quay tại New York, Hong Kong và Trung Quốc với sự tham gia của các ngôi sao thuộc nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Chân ướt chân ráo gia nhập thị trường châu Á, quyết định chi 1 triệu đô cho đoạn phim chỉ vài chục giây, Tiger nhanh chóng gây ấn tượng, lấn át các đối thủ trong khu vực. Quá trình làm Tiger Quest và số tiền khổng lồ chi cho gần 1 phút phim đã trở thành một câu chuyện “truyền kỳ” của làng phim quảng cáo Việt Nam cho tới tận bây giờ. Những nhà quảng cáo chuyên nghiệp cho rằng chính chiến dịch làm phim và số tiền 1 triệu đô cũng là một đòn PR rất mạnh giúp Tiger thắng thế trong cuộc chiến giành thị phần tại châu Á.

Nhưng bên cạnh “tiếng gầm” đầy uy lực của Tiger Quest trị giá tới cả triệu USD, thời kỳ này, nổi danh không kém là thành công của phim quảng cáo một sản phẩm “made in Vietnam” của nhãn hiệu giày dép Bitis với câu slogan bất hủ “Nâng niu bàn chân Việt”. Phim này cũng được sản xuất bởi một công ty nước ngoài với tổng chi phí khoảng 70 ngàn USD nhưng hãng giày Bitis chỉ phải chi trả một phần nhỏ (khoảng 10 ngàn USD), còn lại do công ty kia bao thầu bởi đây cũng là cơ hội để công ty quảng cáo kia tiếp thị mình với khách hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn trong bộ phim quảng cáo “bé hạt tiêu” (nếu so với Tiger Quest) nhưng “cay phải biết” này là sự vinh danh những cái tên Việt trong làng sáng tạo quảng cáo ở Việt Nam lúc ấy, một trong số đó là Trương Tiếp Trương, “cha đẻ” của slogan “Nâng niu bàn chân Việt”.

Lịch sử đã sang trang

Nhưng thời oanh liệt ấy đã không kéo dài. Bộ ba người Việt từng tham gia vào ê-kíp sáng tạoTiger Quest và là linh hồn của “Nâng niu bàn chân Việt” giờ đã tan đàn xẻ nghé. Trương Tiếp Trương bỏ Sài Gòn về Nha Trang… đi tu một thời gian và bây giờ thì đang dạy học. Một người bạn của anh trong bộ ba này cũng đã bỏ hẳn nghề…

Theo những người kỳ cựu trong làng sản xuất phim quảng cáo thì thời của những bộ phim kinh phí triệu đô đã qua, giờ đây người ta không đổ quá nhiều tiền chỉ để sản xuất một clip quảng cáo nổi đình nổi đám nữa. Có rất nhiều lý do dẫn đến bước phát triển này.

Ngày nay, những thông điệp kiểu như We are the best (chúng tôi tốt nhất), We are the only one (chúng tôi là duy nhất), We are the exclusive (chúng tôi khác biệt) hay We are only choice (chúng tôi là sự lựa chọn duy nhất)… không còn làm người ta tin nữa, người ta cần những thông điệp nhẹ nhàng, gần với đời sống hơn.

Sự bùng nổ của phim quảng cáo trên truyền hình cũng mang lại mặt trái của nó, là tình trạng “bội thực” clip quảng cáo. Theo luật pháp của Liên minh châu Âu, tỷ lệ phát quảng cáo trên truyền hình là 20%, nghĩa là 12’/1h phát sóng nhưng phải rải rác chứ không tập trung một lúc, trong khi ở Việt Nam chẳng có luật nào cho chuyện này và giữa một bộ phim dài 45 phút, người ta có thể chen vào… nửa tiếng clip quảng cáo!

Vì vậy mới xảy ra thực tế… “trẻ con rất thích xem phim quảng cáo, chúng chỉ nín khóc khi được coi quảng cáo và thích thú lặp lại những câu slogan hay câu nói dễ nhớ một cách ngây thơ. Còn người lớn thì không ít người bực mình khi đang coi một chương trình hay một bộ phim mà bị chen ngang tới 10 phút quảng cáo, người ta có thể cầm remote bấm ngay qua kênh khác mà không cần đắn đo như một phản xạ cũng tự nhiên như các mẩu quảng cáo tự nhiên xuất hiện trong các chương trình họ đang coi” (theo Saga.vn).

Thành công của một phim quảng cáo - khác biệt hẳn với một phim truyện nghệ thuật - không nằm ở đánh giá của các nhà phê bình, mà ở hiệu quả đối với khách hàng. Thực tế cũng cho thấy có không ít phim quảng cáo với ý tưởng bay bổng, khi phát sóng, hình ảnh thương hiệu cũng bay luôn khỏi đầu khán giả hoặc ngược lại, có những phim quảng cáo làm chi tiết, cụ thể về món hàng “chào” với khán giả, nhưng cuối cùng lại bị chính các “thượng đế” quay lưng.

Một trong những ví dụ điển hình của “hiệu quả ngược đời” được dân trong nghề nhắc tới là một clip quảng cáo dịch vụ hạng C (thương gia) của một hãng hàng không lớn ở Việt Nam. Mời các ngôi sao làng giải trí đóng vai chính, quay cận cảnh khoang ghế thương gia, nhưng sự thất bại của đoạn phim này đã khiến chủ nhân của nó buộc phải thay ngay bằng một clip quảng cáo mới.

Và clip được xem thành công nhất của hãng này, được sử dụng cả trên một số kênh truyền hình quốc tế lớn, lại toàn quay cảnh đất nước và con người Việt Nam, còn thương hiệu chỉ xuất hiện “tí xíu” ở cuối phim. Điều này cho thấy khán giả của phim quảng cáo có những tâm lý khá đặc biệt khi xem phim quảng cáo mà chỉ những người làm quảng cáo chuyên nghiệp mới nắm rõ.

Mặt khác, sự phát triển như vũ bão của công nghệ mạng và sự phình to của các mạng xã hội đã tác động lớn tới mức có thể làm thay đổi cả quan điểm lẫn tôn chỉ hoạt động của ngành truyền thông nói chung và quảng cáo nói riêng.

Nếu như trước đây người ta dùng cụm từ “công nghiệp quảng cáo” thì nay đã đổi thành “công nghiệp ý tưởng” và công nghiệp ý tưởng đã giúp các doanh nghiệp, cá nhân chẳng cần phải chi quá nhiều cho phim ảnh. Nếu có tài khoản trên một mạng xã hội bất kỳ, ai cũng có thể kiểm chứng điều này. Chỉ cần có ý tưởng hay, độc đáo, viết hay, quan điểm tốt là bạn được rất nhiều người trong cộng đồng mạng của mình biết đến mà không phải trả một xu. Đó là thử thách rất lớn với các tập đoàn truyền thông.

Trong bối cảnh mới, những tập đoàn kinh doanh lớn vẫn không tiếc tiền chi cho phim quảng cáo nhưng không phải cho mấy chục giây như Tiger Quest từng làm mà cho cả một chiến dịch kéo dài ngằm “hạ gục” khán giả bằng chiến lược “mưa dầm thấm lâu” hay “sợi chỉ xuyên suốt”. Điển hình cho các chiến dịch lớn là khoản chi 2 triệu USD cho câu chuyện quảng cáo “Thiên thần hương” của một thương hiệu hóa mỹ phẩm. Nay câu chuyện này đã phát triển thành một series dài kỳ với hình ảnh cặp tình nhân vải và ngân sách đã tăng lên tới 5 triệu USD.

Nhưng nếu không có ngân sách “khủng” nói trên, không có nghĩa phim quảng cáo thất bại. Ý tưởng độc đáo, đánh trúng tâm lý của khách hàng sử dụng sản phẩm đã tạo nên thành công của các TVC, tiêu biểu như Xmen, Heineken, cà phê Moment, bột giặt OMO… mà giá thành của mỗi TVC chỉ rơi vào khoảng từ 20 ngàn đến 50 ngàn USD.

Và ngược lại, do khả năng tài chính có hạn và do trình độ nghiệp dư của người làm (có thể nhận làm TVC với bất cứ giá nào!) không ít phim quảng cáo (chủ yếu rơi vào những sản phẩm trong nước) trở thành “món tra tấn” khán giả mỗi khi trót xem: ý tưởng ngây ngô, diễn viên vụng về, sản phẩm xuất hiện thô thiển...

Thời của phim quảng cáo “may sẵn”?

Không còn ở thời kỳ đỉnh cao của những quảng cáo xuất hiện trong “thuở ban đầu”, bay bổng, gây ấn tượng cho cả những người làm quảng cáo lẫn công chúng, phim quảng cáo bước sang giai đoạn hiệu quả bằng sự chuyên nghiệp.

Vậy là bên cạnh kiểu làm phim quảng cáo truyền thống (nghĩa là khách hàng đặt hàng nhà sản xuất TVC từ khâu đầu tiên xây dựng ý tưởng đến khâu cuối cùng - phát sóng), thị trường phim quảng cáo ở Việt Nam đã xuất hiện những “siêu thị phim quảng cáo”, một dạng phim quảng cáo “may sẵn”, chủ yếu dành cho nhóm khách hàng phổ thông đây cũng là nhóm khách hàng đông nhất ở Việt Nam hiện nay, tập trung vào các sản phẩm nội địa.

“Siêu thị phim quảng cáo” được hiểu nôm na là một “siêu thị” với nhiều lựa chọn các TVC mẫu cho các nhóm mặt hàng khác nhau, và khách hàng có thể “cầm lên đặt xuống” tất cả các TVC mẫu này và chọn cho sản phẩm của mình một hoặc vài TVC mẫu phù hợp nhất. TVC mẫu này sẽ được “mặc thử” cho khách hàng cho tới khi khách hàng cảm thấy “vừa vặn” và “vừa ý” - vậy là một phim quảng cáo “hàng may sẵn” đã hoàn tất.

Toàn bộ công đoạn này có thể chỉ mất 24 giờ đồng hồ, thay cho hàng tháng, thậm chí hàng năm nếu sản xuất theo kiểu truyền thống, với chi phí khoảng từ 5 ngàn đến 6 ngàn USD chỉ bằng giá trả cho một đạo diễn hạng trung của một phim quảng cáo sản xuất theo kiểu thông thường.

So với các TVC được sản xuất theo kiểu truyền thống, một dạng “hàng may đo”, tất nhiên các phim quảng cáo “may sẵn” sẽ không có được sự độc đáo đột phá (nếu so với các phim quảng cáo được đầu tư cực lớn), nhưng xét về hiệu quả lại an toàn hơn vì có thể kiểm soát và “thử” nhiều lần trước khi chính thức tung lên sóng trong khi điều này với những quảng cáo sản xuất kiểu truyền thống sẽ rất phức tạp, tốn kém, thậm chí là không thể làm được (trên thực tế có không ít phim quảng cáo thất bại với số chi phí lớn mà rút cuộc nhà đầu tư chỉ còn một cách là… quên đi).

Tương tự với thời trang, xu hướng hàng may sẵn, kể cả hàng hiệu giờ đây đang lấn lướt hàng may đo trên toàn thế giới, phim quảng cáo “may sẵn” cũng đang chứng tỏ sức hấp dẫn của mình với nhóm khách hàng vô cùng đông đảo. Và tất nhiên là khán giả cũng bớt phải “ăn” những phim quảng cáo “dưới chuẩn”…

Vũ Lê Vinh, Giám đốc công ty Vyadvertising, một trong những công ty quảng cáo chuyên cung cấp phim quảng cáo “may sẵn” , cho biết khách hàng ngày càng thích thú và an tâm tìm tới dạng phim quảng cáo kiểu mới này. Nếu như trước đây, nhân viên công ty Vyadvertising chỉ có thể trình bày ý tưởng để thuyết phục khách hàng thì nay, họ có sẵn sản phẩm để khách hàng có thể “sờ nắn” và ra quyết định mua hay không rất chóng vánh. Theo cách “may sẵn”, mỗi năm, công ty này có thể sản xuất tới 100 TVC đạt tiêu chuẩn và có nguồn khách hàng đều đặn với tỷ lệ 30% khách hàng nước ngoài và 70% khách hàng nội địa.

Nói là “hàng may sẵn” nhưng điều này không đồng nghĩa với sản xuất hàng loạt - điều tối kỵ trong lĩnh vực phim quảng cáo. Trong “siêu thị phim quảng cáo”, với mỗi mặt hàng, chẳng hạn ngân hàng, nhà cung cấp có sẵn một “kệ hàng” gồm khoảng 10 TVC mẫu, khách hàng chỉ cần lựa chọn cái mình thích và trả tiền, ngay lập tức sản phẩm đó thuộc về riêng họ, “biến mất” khỏi siêu thị vừa trưng bày nó. Hình ảnh của sản phẩm cần quảng cáo sẽ được lồng vào TVC đã làm sẵn với thời gian thực hiện là 24 tiếng.
Khi “chuẩn” của phim quảng cáo “may sẵn” càng cao, nó sẽ kích thích ngược lại sự sáng tạo của dòng phim quảng cáo “may đo” và kích thích cả sự khám phá của công chúng đối với nghệ thuật phim quảng cáo - một phần không thể thiếu được của nghệ thuật nghe nhìn thời hiện đại.
Nguồn: báo Thể thao và Văn hóa

9 tháng 4, 2011

Câu Chuyện Cuối Tuần: Người Việt Tiêu Xài

Theo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%.

Xe siêu sang vẫn xuất hiện trong lúc đời sống người lao động càng lao đao vì vật giá leo thang. Ảnh: Hồng Thái/SGTT.
Vấn đề tiêu dùng của người Việt đã trở thành một chủ đề tranh luận nóng bóng ở nhiều nơi, thậm chí báo Sài Gòn tiếp thị còn mở hẳn một diễn đàn về "Chi bạo trở thành lối ứng xử". Tuy nhiên, bài viết này chỉ xin những cóp nhặt những bài báo, bản tin đăng tải trên các báo, tạp chí thời gian qua xung quanh câu chuyện này. Người viết cũng xin nhường phần bình luận và đánh giá cho bạn đọc.

Bữa cơm xanh ngắt một màu

Theo báo VietNamNet ngày 10/3, trước tình cảnh những mặt hàng tăng giá đến chóng mặt, nhiều bà nội trợ và giới sinh viên đã phải chi li từng đồng để có được bữa cơm cho gia đình với đa phần là các món rau. Dẫn trường hợp gia đình anh Minh, công nhân ở xóm trọ Mễ Trì Thượng (Từ Liêm, Hà Nội), báo này cho biết, bữa cơm tối chỉ đơn giản đĩa đậu phụ sốt cà chua, su su luộc và bát canh.

Người duy nhất có thêm “khẩu phần ăn đặc biệt” một bát thịt nhỏ là cậu con trai của anh chị. Anh Minh cho biết, cả hai vợ chồng đều làm công nhân, tiền lương hàng tháng còn phải gửi về nuôi mẹ già ở quê. Anh chị đã hết sức tiết kiệm nhưng mỗi bữa vẫn phải có thêm tí thịt dành riêng cho cậu con trai cưng vì “cháu đang tuổi ăn tuổi lớn không thể con ăn uống thiếu chất được”.

Đó là cuộc sống của người công nhân đi làm và có tiền lương, còn với những sinh viên, đối tượng chưa làm ra tiền thì sự eo hẹp trong chi tiêu càng phải thắt chặt. Theo VietNamNet, nỗi lo nhất của sinh viên là giá phòng trọ tăng, rồi tiếp đó là giá điện. Hiện tại, giá thực phẩm tăng khiến cơm bình dân cũng tăng theo, sinh viên phải “dùng” mì tôm thay thế trong nhiều bữa ăn chính. Thế nhưng, cả mì gói gần đây cũng tăng giá.

Trong cơn "bão giá" mới, bữa ăn của nhiều sinh viên hầu như không có thịt cá mà chỉ toàn rau củ, đậu phụ với tô canh. Ra chợ bây giờ, nhiều bạn nữ sinh cứ tần ngần mỗi khi móc tiền ra trả hay “nhấc lên đặt xuống” cân nhắc thật kĩ trước một món hàng. Từ mớ rau con cá đến những mặt hàng phi thực phẩm cũng tăng từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.

Theo aFamily ngày 23/3, các cô các chị bây giờ cầm tiền đi chợ thật khó khăn. Ngày trước với một bữa cơm tươm tất dành cho 4 người thì khoản tiền để chi rơi vào 60 đến 80 ngàn đồng. Bây giờ cùng với số tiền đó, các bà nội trợ chỉ biết thở dài và đắn đo. Giá cả tăng hằng ngày chứ không mang tính thời điểm nữa, nhẹ thì tăng 5 đến 10% cao thì đến tận 50%. Đáng lo hơn,giá cả không có dấu hiệu ngừng tăng hay giảm xuống.

Còn theo báo Nông nghiệp Việt Nam hôm 5/4, giá cả thực phẩm tăng nhanh chóng mặt. Người tiêu dùng bàng hoàng. Thậm chí, giá tăng nhanh đến mức nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, họ cũng bị "choáng" vì không lường được giá cả lại diễn biến mạnh như vậy.

Hơn một tuần sau khi giá xăng tăng lên hơn 21 nghìn đồng/lít, giá thực phẩm ở miền Bắc đã tăng chóng mặt. Báo trên dẫn lời bà Chi, một cán bộ nghỉ hưu ở ngõ 351 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho hay : "Đi chợ dịp này, cứ mỗi ngày một giá, chẳng biết đằng nào mà lần".

Mới cuối tuần trước, bà Chi còn mua thịt bò với giá 120.000 đồng/kg, nay đã lên 180.000 đồng/kg, thịt lợn mông sấn từ 85.000 đồng/kg, lên 110.000/kg. Rau củ quả cũng tăng chóng mặt. Chỉ riêng rau xanh cho mỗi bữa cơm 4 người cũng hết 15.000 đồng.

Còn theo tìm hiểu của báo Nông nghiệp Việt Nam, cá trôi loại vừa, mới thời gian ngoài Tết bán 40.000 đồng/kg, nay lên 80.000 đồng/kg; những loại cá to đều trên 100.000đồng/kg... Các loại thủy sản như tôm, cua, cá giá đều cao hơn từ 10-15%. Sau Tết, rau xanh không tăng giá, thậm chí còn giảm thì nay bắt đầu tăng tốc.

Chị Thanh, bán hàng rau ở ngõ 351 Lĩnh Nam cho biết: đi lấy hàng mỗi hôm một giá. Người trồng rau nói phân đạm tăng giá nên giá nhiều loại rau cũng phải tăng theo vì chi phí đã lên rồi. Rau mồng tơi 8.000 đồng/mớ; su hào giá 8.000 đồng/củ; cải thảo hiện ở mức 20.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 – 22.000 đồng/kg; cải xoong 9.000 đồng/mớ…

Chợ sớm, cá ươn và thịt loại hai

Chính vì bài toán nan giải này, theo trang tin VTC News ngày 8/4, nhiều người đã chuyển sang đi chợ đầu mối lúc sáng sớm để mua được thực phẩm giá “bèo”. Điều này cũng khiến chủ sạp hàng cũng phải “thích nghi” với việc bán lẻ. Thậm chí, nhiều người bán cho rằng, lượng khách mua lẻ chẳng kém cạnh với người mua để buôn lại cho tiểu thương ở các chợ.

Báo này cho biết, trong thời gian gần đây khi nhiều người tiêu dùng nhất là các bà nội trợ tranh thủ chút thời gian buổi sáng, thậm chí khi trời còn chưa tỏ mặt người đã tìm đến chợ đầu mối để mua những thực phẩm với giá khá bèo, thì doanh thu bán lẻ chẳng hề kém cạnh so với bán buôn. Theo một số chủ sạp kinh doanh, bán buôn là chủ yếu nhưng bán lẻ cũng không hề thua kém, thậm chí những ngày cuối tuần, tỷ lệ này suýt soát 50-50.

Chính vì điều này, mà quan điểm chợ đầu mối chỉ bán buôn như trước đây hiện nay chỉ đúng một phần. Bởi, dạo qua một số chợ đầu mối như Ngã Tư Sở, Dịch Vọng, Long Biên trên địa bàn Hà Nội thay vì trao đổi hàng hóa ngay trên xe, giờ đây la liệt những quầy hàng nhỏ được người bán bày ra hai bên lối đi.

So với mức giá ở các chợ trong nội thành, thì giá mua lẻ ngay chợ đầu mối rẻ hơn vài giá. Ví dụ mực khô 150.000 đồng/kg nhưng khi đến tay tiểu thương có lúc lên hơn 200.000 đồng/kg. Thậm chí, có tiểu thương ra chợ đầu mối chọn đồ, phí vận chuyển chẳng đáng là bao nhiêu nhưng tâm lý nhìn mặt đặt giá khiến nhiều người bán không ngần ngại “hét” giá đến mức khó chấp nhận được.

Do hàng hóa ào ào tăng giá trong khi túi tiền có hạn buộc các bà nội trợ phải nghĩ ra đủ cách để có thể “sống chung” với giá cả mới. Theo báo Dân trí hôm 4/4, bên cạnh nhiều người tranh thủ đi chợ đầu mối vào sáng sớm để mua cho được thực phẩm giá rẻ, cũng không ít người lại chờ… chợ sắp vãn, khi người bán hạ giá dù hàng kém tươi hơn ngon hơn để mua hàng.

Dân trí dẫn lời chị Hoan, công nhân vệ sinh môi trường, cho biết từ hôm ra Tết, chị đã phải chọn những loại thực phẩm “kém tươi” mới lo nổi bữa ăn cho gia đình. “Về nhà tôi chịu khó ướp nhiều gia vị hơn để khử mùi. Trước đây, cả nhà phải ăn 5 con mới đủ bữa giờ phải giảm xuống bởi các chi phí như điện, ga, rau củ… đều tăng lên”, chị Hoan nói.

Chị Hoan cho biết thêm, các loại rau củ mua sát giờ… chợ nghỉ đều rẻ hơn. Chị chỉ vào túi rau của mình, khoe: “Rau cải 4.000 đồng /bó, giờ còn 2.500 đồng, dưa leo 14.000 đồng giờ mua còn 11.000 đồng… Kém ngon hơn nhưng lúc này mình chỉ mong mua được hàng rẻ”.

Tại hầu hết các chợ, vào càng sát giờ… nghỉ lại càng đông người đến mua các loại thực phẩm. Mọi người đều hy vọng lúc này mua được giá rẻ hơn. Báo Dân trí dẫn lời một trường hợp khác là cô Tiến, nhà ở đường Nguyễn Thái Sơn (P.5, Gò Vấp) cho hay, do không có điều kiện đi chợ đầu mối vào sáng sớm nên cô chọn đi chợ… chiều.

“Cả nửa tháng nay tôi đi chợ chiều mua thực phẩm ế mà còn khó cầm cự. Hàng chiều tất nhiên không tươi ngon nhưng cũng có hôm mua được hàng tốt mà giá phải chăng. Một ngày như vậy tôi cũng tiết kiệm được được khoảng chục nghìn”, cô Tiến nói.

Vợ chồng cô Tiến đều là viên chức nhà nước, thu nhập không tăng trong khi giá cả nhiều thứ đồng loạt tăng nên mọi chi tiêu đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong tháng 3 vừa rồi, chi tiêu trong gia đình đã “thâm” một khoản đáng kể nên cô lại càng “kỹ tĩnh” khi ra chợ.

Hàng ngày cô chỉ quanh quẩn với tiền thịt cá rau củ đến mức nhức cả đầu: “Hai cháu nhà tôi đều đang học đại học, sắp tới nghe nói học phí lại tăng, thiệt tình không biết lấy khoản nào để bù. Ăn uống còn có thể cắt giảm, xoay đây xoay đó chứ tiền học của con, xoay thế nào?”. Không chỉ thịt cá mà đến các loại rau củ loại 2, loại 3 cũng trở nên hút khách hơn khi giá cả tăng.

Theo công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê, tại Hà Nội trong tháng 3/2011 tăng 2,41% so với tháng trước, tăng 13,56% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất của CPI Hà Nội trong hơn một năm trở lại đây, tính từ tháng 2/2010 khi CPI là 2,61%.

Xế xịn, mỹ phẩm xịn... hút khách

Tờ Tiền Phong hôm 5/4 phản ánh, trái ngược với tình cảnh nhiều gia đình lao động nghèo đang phải lao đao trong cơn bão giá, từng đồng tiền chi ra đều phải đắn đo, cân nhắc thì một bộ phận những người giàu có vẫn không tiếc tiền tiêu xài cho những món hàng xa xỉ, những dịch vụ đắt tiền…

Một hộp nước yến mạch giá gần 200.000 đồng, một hộp trà giá hơn 300.000 đồng… những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu với giá thành “ngất ngưởng” như vậy được bày bán rất nhiều tại cửa hàng thực phẩm Ân Nam (đường Hai Bà Trưng, quận 1, Tp.HCM). Tiền Phong dẫn lời một nhân viên bán hàng tại đây cho biết, từ sau Tết trở lại đây, sức mua vẫn khá ổn định và không có nhiều biến động.

Tại một cửa hàng khác trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, tất cả các loại bánh kẹo, thực phẩm bày bán ở đây đều được nhập khẩu từ các nước Âu Mỹ. Một thanh kẹo nhỏ có giá từ vài chục cho tới vài trăm nghìn đồng, rượu Vodka, Whisky… được bày bán đầy ắp trong cửa hàng.

Trong khi, ở các trung tâm mua sắm lớn như Diamond, Parkson, Vincom… các mặt hàng mỹ phẩm vẫn tiêu thụ khá mạnh. Tại quầy mỹ phẩm Channel ở Diamond, sau một hồi chọn lựa, một phụ nữ đã không ngần ngại mua 3 chai sơn móng tay với giá 630.000 đồng/chai. Thậm chí tại một thẩm mỹ viện trên đường Lê Quý Đôn (quận 1), chủ một doanh nghiệp ở quận Gò Vấp còn mạnh tay chi tới 14 triệu đồng để mua một chai sữa tắm có công dụng… chống lão hóa!

Tại siêu thị điện máy Chợ Lớn những ngày này, lượng khách tới mua sắm khá đông đúc và tấp nập. Một nhân viên bán hàng tại đây cho hay: “Máy lạnh, LCD, điện thoại… là những mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày gần đây. Có những ngày, siêu thị lấy hàng về không kịp để bán cho khách”.

Sang hơn nữa là trường hợp của ông B. chủ một công ty sản xuất mỹ phẩm ở Bình Chánh. Đã có tới 4 - 5 chiếc xế hộp hạng sang, ông B. vẫn chi ra gần chục tỷ đồng để tậu về môt chiếc limousine. Ông cho hay: “Xe này không đi được trong thành phố vì dễ kẹt xe, nhưng tôi mua để khi nào đi công tác ở tỉnh nằm trên xe cho thoải mái”. Anh Đông - một đại gia ở quận Gò Vấp cũng vừa bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để mua một chiếc BMW X5 tặng sinh nhật vợ!

Tại salon ôtô SaigonLimo (đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình), dù không phải là cao điểm mùa cưới, nhưng dịch vụ thuê xe limousine để rước dâu, đón khách vẫn khá đông khách. Được biết, giá của dịch vụ này là 600USD/lần 4 giờ đồng hồ (tương đương khoảng 12,6 triệu đồng). Ông chủ salon này cũng cho biết, cách đây 3 ngày, vừa bán được một chiếc mô tô Harley Davison giá 40.000 USD (tương đương 840 triệu đồng).

Trong một bản tin khác, cũng tờ Tiền Phong dẫn số liệu của Bộ Công Thương cho hay, ba tháng đầu năm, nhập siêu cả nước ở mức trên 3 tỷ USD, trong đó các mặt hàng xa xỉ chiếm tới gần 40%. Còn tính chung, giá trị của hàng xa xỉ và hàng thuộc diện cần kiểm soát nhập khẩu chiếm tới hơn 60% giá trị nhập siêu.

Trong số 6 nhóm mặt hàng thuộc diện cần kiểm soát, chỉ trong quý I các doanh nghiệp đã chi tới 46 triệu USD để nhập khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc. Riêng các mặt hàng rau quả ngoại, đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các siêu thị, đã cần tới lượng ngoại tệ lên tới 55 triệu USD. Nhập khẩu đá quý, kim loại quý cũng tăng khá mạnh, 363 triệu USD. Tổng số ngoại tệ các DN chi để nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ và xe gắn máy xấp xỉ 1 tỷ USD.

Đáng chú ý, lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu các hàng thuộc diện xa xỉ cần hạn chế nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm cũng lên tới 1,36 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới gần 40% giá trị nhập siêu của cả nước. Riêng lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng các loại lên tới 1,19 tỷ USD.

Đặc biệt, tổng lượng xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ được các hãng, nhà phân phối nhập khẩu về trong 3 tháng đầu năm lên tới 11.125 chiếc, tăng 3.900 chiếc so với tháng 2. Trong khi đó cùng kỳ năm 2010, tổng lượng xe ô tô dưới 9 chỗ nhập vào nước ta chỉ ở mức 5.943 chiếc. Xe máy nguyên chiếc các loại nhập về trong thời gian này cũng lên tới 24.169 chiếc.

Phở một triệu đồng và sự lạc quan trong tiêu xài

Ở một góc nhìn khác, theo báo Đất Việt, tuy đang trong thời kỳ “bão giá” kèm theo những lo ngại về nhiễm phóng xạ Nhật Bản nhưng phở bò Kobe vẫn hút hồn nhiều thực khách. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tại khách sạn Vườn Thủ đô (Hà Nội), số lượng khách đặt bàn để thưởng thức món phở bò Kobe luôn đông nghẹt.

Theo đầu bếp Phạm Văn Sơn của Khách sạn vườn Thủ đô, giá mỗi tô phở đã tăng thêm 100.000 theo đà tăng giá của thị trường nhưng món ăn đặc biệt này vẫn rất hút khách. Hiện, giá mỗi bát phở bò Kobe có giá từ 40 đến 50 USD, gấp 40 lần giá của một bát phở tiêu chuẩn theo truyền thống tại các cửa hàng khác trên khắp Việt Nam.

Báo Đất Việt giải thích, sở dĩ phở bò Kobe có mức giá gấp nhiều lần các loại phở truyền thống là bởi nó được chế biến từ thịt bò Kobe. Đây là loại bò được nuôi ở thành phố Kobe, tỉnh Hyogo của Nhật Bản. Các chú bò này được nuôi dưỡng với quy trình cầu kỳ. Bò được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, uống bia thay nước, được tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn. Ngày ngày, chúng được xoa bóp bằng rượu sake hảo hạng.

Chưa hết, công đoạn chế biến của món phở này cũng rất “khó tính”, từ chọn nhập thịt đến việc chế biến nước dùng. Đặc biệt, nước dùng món phở này được xem là bí quyết riêng làm nên thương hiệu phở bò Kobe của các mỗi nhà hàng, khách sạn. Do vậy, rất khó để người tiêu dùng có thể làm nên một bát phở Kobe thành công tại nhà dù cũng mua được thịt chính hiệu từ Nhật Bản.

Trong bài viết dưới tựa đề "Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới" đăng tải trên báo Sài Gòn tiếp thị hôm 24/2/2011, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải cho biết, đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, người Việt Nam đã ăn tết Tân Mão vừa qua lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1/2011, Ngân hàng Nhà nước đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỷ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết âm lịch.

Theo kết quả khảo sát tiêu dùng của tổ chức MasterCard World Wide thực hiện với 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì, ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hồng Kông 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Australia và Hàn Quốc 59%.

Tác giả Ngọc Hải viết, những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh. Những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Australia, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường và phải đối đầu với nhiều thách thức. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới. Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm.

Tác giả Ngọc Hải đặt câu hỏi, chi xài quá mức cái làm ra được phải chăng đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?
Tác giả Sơn Hà - Báo VnEconomy

8 tháng 4, 2011

Nước Tương Lại Chứa Độc: Người Tiêu Dùng Lo Lắng

Năm 2007, hàng loạt nhãn hiệu nước tương đã bị Bộ Y tế thu hồi do chứa chất 3-MCPD (chất gây ung thư) quá hàm lượng cho phép. Vừa qua, thông tin nước tương Tàu vị yểu Ðông Cô sản xuất tại ấp Trường Thiện, xã Trường Hòa, Hòa Thành, Tây Ninh chứa hàm lượng 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép gấp 200 một lần nữa khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.

Các sản phẩm nước tương được bày bàn
nhiều trên thị trường, người tiêu dùng nên
lựa chọn những sản phẩm
có nguồn gốc rõ ràng cũng như
có những chỉ số an toàn
Nước tương là một trong những loại gia vị hay được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, chính vì vậy, lượng nước tương tiêu thụ trên thị trường mỗi ngày không phải là một con số nhỏ. Việc nước tương Tàu vị yểu Đông Cô chứa hàm lượng chất gây ung thư cao gấp 200 lần cho phép (chứa 200mg/kg trong khi chuẩn cho phép là 1mg/kg) khiến nhiều người tiêu dùng nghi ngại rằng, liệu các sản phẩm nước tương trên thị trường họ đang dùng có chứa 3-MCPD và liệu trên các sản phẩm có ghi "không chứa 3-MCPD" có phải là sự thực nếu trên các sản phẩm này không có dấu chứng nhận của các cơ quan chức năng?

Có mặt tại các cửa hàng và các siêu thị trên địa bàn thành phố, có thể dễ dàng thấy sản phẩm nước tương được bày bán rất nhiều với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu mười người được hỏi thì cũng phải có trên 5 người cho biết, không chỉ riêng nước tương mà đối với hầu hết các sản phẩm khác, họ rất ít khi quay ra mặt sau để xem hạn sử dụng cũng như xem các thành phần, thông số an toàn ghi trên nhãn mác.

Đối với những loại có nhãn mác thì đã vậy, với những sản phẩm nước tương không có nguồn gốc xuất xứ, được những hàng ăn vỉa hè sử dụng thì còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Từ những đĩa xì dầu để chấm khoai tây rán, để tra lên cơm rang, để ăn với bánh trưng rán.... đều có khả năng chứa hàm lượng cao chất gây ung thư.

Vào năm 2007, khi Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hàng loạt sản phẩm nước tương chứa hàm lượng 3-MCPD quá lượng cho phép, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM đã đưa ra kết quả xét nghiệm về hàm lượng chất đạm, chất 3-MCPD có trong nước tương.

Nước tương lại chứa độc: Người tiêu dùng lo lắng

Theo đó, vào năm 2005, 108/137 số mẫu xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD từ (2 - 9,7 mg/kg), trong khi đó hàm lượng 3-MCPD cho phép chỉ là 1mg/kg, gấp từ 2 cho đến hơn 9 lần. Năm 2006, số mẫu chứa 3-MCPD đã giảm, chỉ có 28/135 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ (1,2 - 3,02 mg/kg), vẫn gấp từ 2 đến 3 lần hàm lượng cho phép.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài những sản phẩm nước tương này, người sử dụng chúng ta có khả năng bị ung thư cao! Chưa nói đến việc sản phẩm nước tương Đông Cô lại chứa chất 3-MCPD gấp 200 lần hàm lượng cho phép!

Chị Tuyết Lan, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết: "Việc thu hồi hàng loạt sản phẩm nước tương vào mấy năm trước tôi có biết, còn việc nước tương Đông Cô chứa chất gây ung thư cao tôi chưa biết. Gia đình tôi cũng chưa từng sử dụng loại nước tương này".

Chị Phương Anh, nhà ở Bán đảo Linh Đàm, đang làm việc cho một công ty truyền thông ngạc nhiên khi biết thông tin này, chị cho biết: "Gia đình tôi hay dùng nước tương nhưng chưa bao giờ dùng loại nước tương Đông Cô mà chỉ dùng loại có ghi "không chứa 3-MCPD", cũng chẳng biết thế nào...! Giá cả chưa hết leo thang đã lại chứa độc thế này thì thật làm người tiêu dùng chúng tôi hoang mang quá!".

Khi được hỏi, nhiều người tiêu dùng ngạc nhiên trước thông tin về nước tương Đông Cô chứa độc tố. Đa phần họ đều có một mong muốn rằng, các cơ quan chức năng nên có biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với những cơ sở sản xuất thiếu lương tâm này. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra, rà soát, và có biện pháp gắn dấu, đóng mác những sản phẩm chất lượng tốt để người tiêu dùng an tâm sử dụng!

Phân biệt nước tương với tàu vị yểu :

- Nước tương thường được chế biến bằng phương pháp ủ mốc lên men: đem ủ đậu nành với mốc giống trong 2-3 ngày sau đó cho lên men trong 6- 8 tháng rồi ép lấy nước.

- Tàu vị yểu (cũng được gọi là nước tương, nước chấm…) được sản xuất theo phương pháp hóa giải hóa học: thủy phân chất protein có trong khô dầu nành bằng axit chlohydric HCL sau đó trung hòa bằng xút NaOH hay soda Na2CO3 rồi dùng phương pháp lọc thô, lắng, lọc tinh để lọc lấy chất nuớc.
Tác giả Hà Anh (Báo An ninh Thủ đô)

5 tháng 4, 2011

Ai Dùng Điện Thoại Di Động Xa Xỉ?

“Nông dân sử dụng điện thoại di động để giao dịch buôn bán hàng hóa thì không phải là xa xỉ. Nhưng nhiều người bỏ ra hàng chục triệu đồng xài điện thoại “khủng” để thể hiện đẳng cấp thì đó là xa xỉ” – ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này.

Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: VNN
Điện thoại di động có là hàng xa xỉ?

Theo ông, thế nào là hàng xa xỉ?

Là những hàng hóa không cần thiết lắm, làm cho đời sống lãng phí quá mức sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Những mặt hàng như nước hoa, đồ trang sức ở Việt Nam được coi là xa xỉ vì không phù hợp với mức thu nhập và tiêu dùng bình quân của người dân. Nhưng ở nước ngoài nó lại là mặt hàng thiết yếu của nhiều đối tượng. Vì thế, người ta không xếp nó vào hàng xa xỉ.

Cụ thể trong trường hợp điện thoại di động, mới đây, Bộ Công thương vừa đưa ra danh sách các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, đáng chú ý là điện thoại di động và máy tính xách tay?

Nói như vậy không chuẩn xác lắm. Chúng ta phải phân loại rõ cái nào là loại đắt tiền, không cần thiết. Cái nào ít tiền và sử dụng hiệu quả.

Thực tế, nếu dùng điện thoại để phục vụ cho việc kinh doanh thì rất tốt. Nông dân sử dụng điện thoại di động để giao dịch buôn bán hàng hóa thì không phải là xa xỉ. Nhưng nhiều người bỏ ra hàng chục triệu đồng xài điện thoại “khủng” để thể hiện đẳng cấp thì đó là xa xỉ.

Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu điện thoại di động. Hiện, những người lao động phổ thông như xe ôm, quán nước, thợ phu hồ, đồng nát... cũng dùng di động? Ông nghĩ sao về điều này?

Điện thoại di động là phương tiện phục vụ công tác, sinh hoạt của người dân. Nó rất tiện lợi, nhiều loại giá không đắt, chỉ 200 – 300 nghìn đồng một chiếc. Hơn nữa, cước viễn thông ngày nay lại rất rẻ, nên tôi cho rằng việc người dân sở hữu điện thoại di động cũng là chuyện bình thường.

Và vì chuyện đó là bình thường, chứng tỏ, đời sống của người dân đã được nâng lên.

Buộc phải hạn chế nhập khẩu điện thoại di động

Mỗi năm chúng ta bỏ ra bao nhiêu tiền để nhập khẩu điện thoại di động?

Khoảng vài tỷ đô la. Nếu tính giá trị từng chiếc điện thoại di động thì nhỏ nhưng cộng vào thì khá lớn. Hơn nữa, nếu so sánh hàng trục triệu người làm nông nghiệp ở nước ta mỗi năm cũng chỉ xuất khẩu được mấy tỷ đô la, thì việc nhập khẩu điện thoại di động cũng như nhiều mặt hàng xa xỉ khác sẽ khó bù lại được.

Không khuyến khích nhập khẩu nhưng hiện nay điện thoại di động thương hiệu Việt Nam của chúng ta chỉ chiếm thị phần khiêm tốn. Điều này liệu có làm giảm cơ hội được dùng điện thoại của những người nghèo, những người có thu nhập ở mức trung bình?

Không khuyến khích nhập khẩu, chứ không phải cấm. Giá của điện thoại di động có thể sẽ bị đẩy lên vì tăng thuế, hoặc cũng có thể nguồn cung sẽ giảm vì các biện pháp hành chính. Nhưng không có nghĩa là không có hàng để bán. Vì đắt và thiếu, nên cũng có thể xảy ra tình trạng buôn lậu. Chúng ta sẽ phải chống cả buôn lậu.

Nhưng với cán cân thanh toán như hiện nay, chúng ta đành phải hạn chế, sau đó cải thiện dần. Thực ra, chúng ta không phải là không thể làm được điện thoại. Chúng ta có thể nhập linh kiện về lắp ráp hoàn chỉnh. Còn nếu nhập từ A đến Z thì sẽ rất lãng phí. Đừng quên chúng ta có một nguồn nhân lực khá dồi dào, những nhân lực tinh xảo chúng ta cũng đã có. Ngoài ra, công nghệ phụ trợ, lắp ráp của chúng ta cũng đã có thể tận dụng được. Vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện.
Nguồn: Bee.Net.Vn

1 tháng 4, 2011

Người Tiêu Dùng Việt Nam Vẫn Chi Trong Tình Trạng Lạm Phát

Tháng Hai vừa qua, người dân Việt Nam ăn mừng dịp Tết Nguyên Đán trên khắp cả nước. Như thường lệ và dịp này, mọi người đón xe và tàu lửa về quê để chung vui cùng gia đình. Tuy nhiên năm nay, phong bao lì xì của mọi người dường như nhẹ hơn, và quà cáp cũng khiêm tốn và ít hơn về số lưỡng so với trước. Không có nghi ngờ gì, khi ảnh hưởng của tình trạng giá cả thực phẩm và các mặt hàng tăng cao Trong 12 tháng vừa qua đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của nhiều người Việt Nam.

Nguồn: Nielsen
Dù sao thì, nền kinh tế của Việt nam đã phát triển trên tất cả các mặt – chỉ cần dạo một vòng quanh thành phố Hồ Chí Minh & thủ đô Hà Nội, chúng ta có thể thấy sự phát triển của các bất động sản mới – bằng chứng cho thấy quốc gia này đang ở trong giai đoạn phát triển bùng nổ. Và người tiêu dùng Việt nam đã bắt đầu tận hưởng thành quả lao động của mình với mức thu nhập tăng cao – kết quả có được từ sự phát triển của tầng lớp trung lưu thành thị. Áp lực lạm phát diễn ra là một sản phẩm phụ tất yếu của việc tăng trưởng.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam thì trong năm 2010, chỉ số giá cả tiêu dùng đã tăng thêm 11,75%. Trong vòng 2 tháng đầu năm 2011, lạm phát đã chạm mức 12.24%, so với cùng kỳ năm trước đó. Danh mục mặt hàng thực phẩm gặp khó khăn khi giá cả tăng hơn 16%, giá gạo tăng thêm 1/3 so với giá cũ. Đầu tháng Ba, giá xăng dầu tăng gần 18%, trong đó dầu diesel tăng vọt thêm 24% và giá điện tăng 15%.

Theo phân tích của công ty Nielsen, doanh số hàng tiêu dùng nhanh ở cấp độ bán lẻ tại Việt Nam đã tăng 27.3% so với năm 2010 – và đây là chỉ số tăng trưởng cao nhất trong 13 thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hơn 70% tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng có được từ việc tăng giá. Trong quý IV năm 2010, doanh số bán lẻ của các mặt hang FMCG đã tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó hơn 1/3 là nhờ tăng giá. Rõ ràng sự tăng trưởng của ngành hàng này được thúc đẩy phần lớn nhờ lạm phát, nhưng người tiêu dùng vẫn rất lạc quan khi tiếp tục chi tiêu vào đây.

Khi những lo lắng liên quan đến lạm phát dần hình thành, thì mức độ sẵn sàng chi tiêu, tình trạng tài chính cá nhân và việc sử dụng tiền mặt dự phòng của người tiêu dùng có thể sẽ bắt đầu thay đổi khi họ để ý đến tác động của lạm phát đến đời sống và nền kinh tế. Các dữ liệu của Nielsen cho thấy có thể một mức tăng ở chỉ số tự tin của người tiêu dùng CCI của quốc gia này sẽ xuất hiện. Trong năm 2010, chỉ số này đã đạt trên mức trung bình 100 điểm, cho chúng ta thấy một viễn cảnh lạc quan.
Để đối phó với mức giá tăng vọt của các mặt hang hằng ngày, người tiêu dùng có thể cắt giảm các khoản chi không cần thiết như vui chơi giải trí bên ngoài, mua sắm các mặt hàng công nghệ hoặc quần áo mới. Khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục chi tiêu như bây giờ, họ sẽ hướng về mặt giá trị nhiều hơn, và có thể buộc phải chuyển sang các sản phẩm nhãn hiệu riêng (private label products) hoặc sản phấm có giá thấp hơn như là chiến lược mở rộng ngân sách chi tiêu cho gia đình của họ. Họ cũng có thể phân bổ nhiều hơn vào các dịp chi tiêu thuận tiện.

Tất cả những yếu tố trên đặt các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói vào một vị thế khó khăn: ở một số mặt, họ có thể sẽ cần phải đẩy chi phí nguyên liệu và sản xuất tăng thêm cho người tiêu dùng mà không gây ra mất mát quá nhiều về khối lượng doanh thu. Họ, cùng với các nhà bán lẻ, sẽ phải đẩy mạnh nỗ lực đổi mới tiếp thị và sản xuất: những người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm về giá sẽ tìm kiếm các chương trình khuyến mại để mở rộng ngân sách chi tiêu cho gia đình; kích thước gói hàng và các thành phần nguyên liệu có thể được điều chỉnh. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có cách tiếp cận chiến lược với môi trường lạm phát cao này để có thể cân bằng nhu cầu của họ với nhu cầu người tiêu dùng.

Tất nhiên Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất gặp áp lực lạm phát, việc tăng giá nhanh chóng đã được nhìn nhận nhiều ở các nước xung quanh khu vực và trên thế giới. Năm 2011 này, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi mức dự đoán về tăng trưởng GDP xuống còn 6,5-7%, từ dự đoán trước đó là 7-7,5%. Họ đã tuyên bố ưu tiên hàng đầu của mình là cuộc chiến chống lạm phát ưu tiên hàng đầu của mình cho dù tiền Đồng đang mất giá, và các biện pháp kiềm chế lạm phát hiện đang được thực hiện, bao gồm cắt giảm mục tiêu thâm hụt ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất. Những động thái này nhằm thẳng vào việc kiềm chế lạm phát trong khi vẫn tiếp tục khuyến khích tăng trưởng, sẽ làm nên sự khác biệt cho người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam.
Darin Williams – Giám đốc điều hành công ty Nielsen tại Việt Nam
Kim Anh – Sưu tầm và lược dịch từ Blog.nielsen.com
Nguồn VietnamBranding